Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

NGUỒN GỐC, PHÂN LỌAI, Ý NGHĨA VÀ CÁCH PHÂN BIỆT NGỌC PHỈ THÚY THẬT GIẢ

 Ngọc phỉ thúy được mệnh danh là vua của các loại đá quý, có giá trị ngang bằng hoặc hơn kim cương tự nhiên. Chắn hẳn ai cũng ít nhất một lần trong đời được nghe những câu chuyện huyền bí về ngọc phỉ thúy. Trên mạng, có rất nhiều kiến thức chia sẻ về ngọc phỉ thúy, tuy nhiên phần lớn trong số đó na ná nhau và một phần nhỏ là không chính xác. Trong bài viết dưới đây, GMT JADE tổng hợp những kiến thức quý báu từ những chuyên gia đá quý hàng đầu, giúp các bạn dễ nắm bắt hơn về loại đá quý cao cấp này.

Nguồn Gốc Của Ngọc Phỉ Thúy

Ngọc phỉ thúy hay còn gọi là ngọc phỉ thúy, vốn thuộc dòng đá cẩm thạch jadeite, nhưng chúng có phẩm chất tốt và cực kỳ tốt nên được phân loại vào nhóm ngọc cẩm thạch đặc biệt.

Tên gọi ngọc phỉ thúy có nguồn gốc từ Trung Quốc nói về loại ngọc có màu xanh quyến rũ, bóng bẩy và sống động. Dịch theo tiếng Trung Quốc, Phỉ Thúy có nghĩa là Fei Cui, biểu trưng cho sự quý giá với vẻ đẹp kiều diễm mà chỉ có Hoàng đế, quý tộc mới được sở hữu.

Theo ghi chép trong cuốn “The Book of Foreign Matter”, giải thích rằng: Cui, một loài chim giống với chim nhạn, con chim đực màu đỏ được gọi tên là Fei, con cái màu xanh được gọi là Cui, lông của chúng được dùng làm đồ trang trí cao cấp cho vua chúa. Loài chim này, với bộ lông có màu đẹp khác thường, rất hiếm và quý từ thời xưa và bị săn bắn đến tuyệt chủng. Lông của chúng trở thành một món đồ trang trí cực hiếm và đắt ở thời ấy”.

Nguồn Gốc, Phân Lọai, Ý Nghĩa Và Cách Phân Biệt Ngọc Phỉ Thúy Thật Giả

Một Số Thuộc Tính Quan Trọng Của Ngọc Phỉ Thúy

Tên gọi tiếng Anh: JADEITE (đọc: dết – đờ), dịch sang tiếng Việt: Jadeit.

Tên gọi tiếng Trung: FeiCui  翡翠 (đọc: phẩy – chuây), dịch sang tiếng Việt: Phỉ Thúy.

Công thức hóa học: Sodium Aluminum Iron Silicate Na(Al, Fe)Si2O6

Lớp: Silicates

Nhóm: Pyroxene

Cấu trúc tinh thể: Monoclinic

Màu sắc: Xanh, trắng, vàng, cam, tím, xám, đen, hỗn hợp (Xem thêm ở phần định giá ngọc)

Độ cứng: 6.5 – 7 (Mohs scale)

Chỉ số khúc xạ: 1.652 – 1.688

Tỷ trọng: 3.30 – 3.38

Độ trong suốt: Từ mờ đục cho đến trong mờ (bán trong)

Phỉ thúy là khoáng vật được hình thành từ nhóm Pyroxen có công thức hóa học là Na(Al, Fe)Si2O6, thuộc lớp Silicaté. Phân tử SiO2 thường lẫn các nguyên tử Nhôm (Al) thế chỗ cho nguyên tử Silic (Si) cùng với sự cân bằng điện tích được duy trì bởi sự kết hợp các nguyên tử nhỏ như: Ca; Cr; Mg; Ni; Mg; Fe,… cũng thay thế cho nguyên tử Silicon (Si) làm cho ngọc phỉ thúy có màu sắc khác nhau (trắng, hồng, tím, đen,…).

Màu sắc của Ngọc phỉ thúy phụ thuộc vào nguyên tử thay thế Silic trong SiO2, ví dụ như sắt, canxi, crom, niken, mangan, magie …

Nguồn Gốc, Phân Lọai, Ý Nghĩa Và Cách Phân Biệt Ngọc Phỉ Thúy Thật Giả

Các Loại Chủng Loại Phỉ Thúy Phổ Biến

Lão Khanh Thủy Tinh Chủng: lấp lánh trong suốt, tính chất của nó nhẵn nhụi tinh thuần không tỳ vết, nhan sắc thuần khiết, sáng ngời, nồng đậm, lục sắc đều đặn

Phỉ Thúy Băng Chủng: bên ngoài hiện ra rất sáng bóng, bán trong suốt tới trong suốt, trong trẻo giống như băng, làm cho người ta có cảm giác băng thanh ngọc oánh

Phỉ Thúy Thủy Chủng: thông thấu như nước nhưng sáng bóng nhu hòa, xem kỹ kết cấu bên trong, có thể thấy được một chút “Sóng gợn”, hoặc có chút ít vết rạn tối màu và văn đá, ngẫu nhiên còn có thể thấy được tạp chất cực nhỏ, sợi bông

Phỉ Thúy Tử La Lan: Có màu giống hoa màu tím của cây Tử La Lan, độ trogn suốt tốt

Phỉ Thúy Bạch Để Thanh: đế trắng như tuyết, lục sắc trên nền trắng có vẻ thực tiên diễm, xanh trắng rõ ràng; độ trong suốt kém, là đục hoặc là hơi trong suốt

Phỉ Thúy Hoa Thanh: màu sắc xanh biếc ngân xanh rải rác, cực bất quy tắc; tính chất có to có nhỏ, bán trong suốt

Phỉ Thúy Hồng Phỉ: Có đỏ tươi hoặc cam hồng, có ánh thủy tinh, bán trong suốt

Hoàng Tông Phỉ: có màu sắc từ vàng đến nâu nhạt hoặc nâu xám, độ trong suốt hơi thấp

Phỉ Thúy Đậu Chủng: Loại thông thường, có màu xanh vỏ đậu, nước hơi khô

Phỉ Thúy Phù Dung Chủng: Có màu xanh nhạt, không chứa lẫn màu vàng, màu xanh tương đối trong suốt, thuần khiết, có khi đáy hơi hồng nhạt

Phỉ Thúy Mã Nha Chủng: đục, mặt ngoài sáng bóng giống như đồ sứ

Phỉ Thúy Ngẫu Phấn Chủng: nhẵn nhụi giống như bột củ sen, có màu hồng nhạt, màu đỏ tím

Phỉ thúy Nghiễm Phiến: dưới ánh sáng màu xanh chuyển xám hoặc biến thành màu đen, tính chất tương đối xù xì thế nước khá khô

Phỉ Thúy Thúy Ti Chủng: phỉ thúy tính chất, màu sắc tốt, trên thị trường là loại ngọc trung cao cấp

Phỉ Thúy Kim Ti Chủng: Bên trong có hiện lên các sợi màu vàng, cam vàng, thể hiện rõ ràng cấu trúc sợi song song với sắp xếp định hướng kết cấu

Phỉ Thúy Du Thanh: phỉ thúy cấp thấp, độ thông thấu cùng sáng bóng thoạt nhìn có cảm giác bóng loáng, màu sắc rõ ràng nhưng không bắt mắt

Ngọc Ba Sơn Phỉ Thúy: tinh thể thô to, kết cấu xốp, nước khô, nhưng màu sắc tương đối phong phú, có tím nhạt, xanh lục nhạt, xanh lục hoặc lam xám

Phỉ Thúy Kiền Bạch Chủng: phỉ thúy có tính thô, độ trong suốt không tốt, màu trắng hoặc màu xám trắng nhạt

Mặc Thúy (Mực Dục): Nhìn bên ngoài là màu đen tuyền, khi có ánh sáng chiếu vào có ánh xanh biếc

Thiết Long Sinh Thúy: màu xanh khô và cứng, độ trong suốt không cao

Thuật ngữ đánh giá ngọc phỉ thúy

Thủy tinh  – hoàn toàn trong suốt, trong suốt sáng bóng. Độ trong suốt của phỉ thúy khác với bảo thạch. Vòng tay có thủy tinh  tốt nhìn qua trong suốt như thủy tinh, không có tạp chất.

Băng  – trong suốt kém băng nhưng có kết cấu giống băng, tuy sáng rực nhưng bên trong như có một tầng sương, giống như nước sạch đóng băng, ngưng kết.

Thủy  – trong như nước, trong suốt sáng bóng. Tương tự với Thủy Tinh , nhưng có chút ít tạp chất.

Đản Thanh  – tính chất giống như trứng gà xanh hay là trứng gà mới nở), trong suốt sáng bóng. Bán trong suốt, nhưng có vẻ thuần khiết, vô tạp chất.

Tị Thế  – tính chất giống như nước mũi xanh, trong suốt sáng bóng. Bán trong suốt, nhưng có vẻ thuần khiết, chút ít tạp chất.

Thanh Thủy  – tính chất trong suốt, nhưng phiếm màu xanh lục giống màu xanh của nước, là do nhiễm kiềm, không bằng Thủy .

Hôi Thủy  – tính chất bán trong suốt, nhưng phiếm màu xám. Vì có màu xám, nên chất lượng kém hơn so với Thanh Thủy .

Tử Thủy  – tính chất bán trong suốt, nhưng phiếm chút màu tím. Khác với Tử La Lan ở cường độ trong suốt, trên thực tế là Tử La Lan bán trong suốt.

Hồn Thủy  – tính chất bán trong suốt, giống như nước đục. Độ trong suốt kém Thủy .

Tế Bạch – bán trong suốt, nhẵn nhụi, màu trắng. Nếu độ sáng tốt, cũng là nguyên liệu tốt để chạm khắc ngọc.

Bạch Sa  – bán trong suốt, có tính cát, màu trắng. Không nhẵn nhụi bằng Tế Bạch .

Hôi Sa – bán trong suốt, có sa tính, màu xám. Không nhẵn nhụi hôi sắc Bạch Sa .

Đậu Thanh – bán trong suốt, màu xanh đậu. Trên thực tế là loại màu xanh đậu bán trong suốt.

Tử Hoa  – bán trong suốt, có màu hoa tím không đều. Là màu Tử La Lan không đều.

Thanh Hoa  – bán trong suốt tới đục, có đường văn đá màu xanh. Tính chất không đều đặn, chỉ thích hợp làm chạm ngọc.

Bạch Hoa  – bán trong suốt tới đục, chất thô ráp cũng có đường văn đá.

Từ  – bán trong suốt tới đục, màu trắng.

Kiền Bạch  – đục, màu trắng.

Tháo Bạch  – đục, thô ráp, màu trắng.

Tháo Hôi  – đục, thô ráp, màu xám.

Cẩu Thỉ  – nâu, hắc nâu.

Nguồn Gốc, Phân Lọai, Ý Nghĩa Và Cách Phân Biệt Ngọc Phỉ Thúy Thật Giả

Ý Nghĩa Của Ngọc Phí Thúy

Ngọc phỉ thúy là loại ngọc quý hiếm nhất trong tự nhiên với màu sắc đa dạng trong đó xanh lục bảo chính là màu thượng phẩm. Ngọc phỉ thúy có độ lấp lánh kiểu mỡ cho tới kiểu thủy tinh, sản phẩm có chất lượng càng cao thì càng có độ lấp lánh như thủy tinh.

Ngọc phỉ thúy giúp điều hòa năng lượng xung quanh, giảm căng thẳng và tượng trưng cho sự trong trắng, sắc đẹp và tình yêu cao thượng.

Đây là loại ngọc quý được các doanh nhân, giới thượng lưu, quý tộc ưa chuộng, dùng để chiêu tài lộc bằng cách đeo trên người hoặc đặt ở những nơi hút sinh khí.

Theo các nghiên cứu, sự bức xạ hồng ngoại trong phỉ thúy có thể mang lại cho người đeo năng lượng tích cực giúp cải thiện sức khỏe con người.

Ngoài ra, ngọc phỉ thúy còn là đại diện cho tình duyên, giúp tăng cường năng lượng tích cực cho các cặp đôi. Phỉ thúy thường được dùng để dưới giường ngủ vợ chồng với ý nghĩa tránh những bất hòa, duy trì hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, Phỉ thúy còn giúp tự tin, sáng tạo, cải thiện giấc ngủ.

Phỉ thúy giúp chế ngự được năng lượng xấu, mang lại may mắn, tài lộc.

Ở phương Tây, các nhà chiêm tinh học thường sử dụng ngọc phỉ thúy để tiên đoán về tương lai. Thậm chí nữ tiên tri Vanga (Nga) và các vị đại đức Lạt Ma Tây Tạng cũng sử dụng loại ngọc quý này giúp ổn định trí lực, tịnh tâm, khai sáng tư duy trí tuệ, tập trung năng lượng tích cực và đạt đến mức độ tinh khiết nhất để có thể xem lại quá khứ và nhìn thấy tương lai.

Theo các chuyên gia phong thủy, ngọc phỉ thúy được cho là loại đá trực cảm và cực nhạy, có thể giúp con người khai mở con mắt thứ ba tiếp cận với những trường năng lượng mạnh (thế giới siêu nhiên). Còn các nhà sư Phật giáo tin rằng ngọc Phỉ thúy tím có thể mang đến sự thanh thản, tịnh tâm được sử dụng dùng làm các chuỗi tràng hạt.

Mang ngọc phỉ thúy theo bên người thường xuyên giúp thu hút vượng khí, chuyện kinh doanh thịnh vượng và phát đạt, kích hoạt tài lộc, hài hòa hạnh phúc gia đình,…Phòng ngủ có âm khí thường xuyên bị bóng đè, khó ngủ có thể sử dụng ngọc phỉ thúy hoá giải hiện tượng bóng đè khó ngủ và cân bằng nguồn năng lượng sống.

Ngoài ra ngọc phỉ thúy được đặt tại các vị trí cụ thể trong nhà còn khả năng khử sóng từ phát ra máy tính, điện thoại, sóng wifi giảm bớt bức xạ phát ra, tia tử ngoại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Cách Phân Biệt Ngọc Phỉ Thúy Thật Giả

Sử dụng phương pháp lý hóa

Ngọc tự nhiên có trọng lượng riêng, độ cứng và nhiệt độ nung chảy khác nhau.

Sử dụng hóa chất như axit, nhỏ giọt lên bề mặt xem có sủi bọt không là biết ngọc phỉ thúy thật giả. Thông thường ngọc phỉ thúy thật đều có độ bền hóa học rất cao, không phản ứng với hóa chất.

Ngược lại, một số ngọc phỉ thúy giả được chế tạo bằng cách nung nhiệt độ cao để tạo độ trong suốt hoặc bị nhuộm màu sẽ lại phản ứng rất mạnh sùi và hỏng hết bề mặt. Tuy nhiên, ngọc phỉ thúy có giá trị rất cao và quý hiếm nên cách này không được khuyến khích áp dụng.

Đốt thử qua lửa: Ngọc phỉ thúy giả đốt sẽ tạo ra mùi khét, có thể nóng chảy, sinh ra ra vụn than.

Nhìn trực quan để phân biệt

Về cơ bản Ngọc phỉ thúy có độ trong suốt tốt, có khả năng thông đèn.

Khi soi đèn kiểm tra, chắc chắn sẽ có vết rất tự nhiên như rạn, nứt, vân, tạp chất trong lòng đá và hầu hết có thể quan sát được bằng mắt thường. Một số viên phỉ thúy thượng phẩm rát ít tạp chất và khuyết điểm. Khi soi đèn kiểm tra bằng mắt thường, phỉ thúy có phẩm chất tốt thì càng sạch, càng không có tạp chất bên trong, không nứt vỡ.

Quan sát về màu sắc: Ngọc phỉ thúy có tông màu trung, không quá tối, không quá sáng. Đặc biệt, phỉ thúy rất bắt sáng, chỉ cần có chút ánh sáng là có thể tỏa ánh sáng lấp lánh, rực rỡ.

Ngọc phỉ thúy có màu xanh lục là có giá trị cao nhất, tiếp theo là theo thứ tự màu tím – không màu – đỏ – vàng – trắng và xám. Trong tự nhiên, gần như không có loại đá quý nào sở hữu màu xanh lục bảo này. Bởi vậy, chỉ cần dựa vào màu sắc là có thể đánh giá tới 2/3 giá trị của viên ngọc. Ngọc phỉ thúy giả khó có thể bắt chước được màu xanh đặc biệt này, có chăng cũng chỉ đạt được vài phần những vẫn kém tự nhiên và sinh động.

Để phân biệt ngọc phỉ thúy thật giả, chúng ta có thể dựa vào độ trong của ngọc phỉ thúy. Bằng cách đặt một miếng ngọc trên một tờ báo, nhìn qua ngọc có thể đọc được chữ, và chữ nhìn được không rõ nét, bị nhòa đi, đó là ngọc phỉ thúy thật.

Mang đến trung tâm kiểm định đá quý

Đây là phương pháp đảm bảo độ chính xác cao nhất. Tại các trung tâm kiểm định đá uy tín sẽ có chứng chỉ và cho kết quả chính xác về thông tin tên đá, chủng loại, có xử lý hay không, hình dạng, kích thước, khối lượng.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về ngọc phỉ thúy, hi vọng các bạn đã có được những kiến thức bổ ích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét