Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

NGỌC BỘI CHẠM KHẮC LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG

 

Ngọc Bội Chạm Khắc Là Gì?

Nước yên vào thời nhà Chu – Xuân thu chiến quốc, nay thuộc địa phận phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), có tám cổ vật bậc nhất bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công.

Tám cổ vật bậc nhất này chứa đựng tất cả những tinh hao văn hóa truyền thống của Trung Quốc nói chung và các nghề thủ công dân gian tinh sảo nói riêng. Phải cho đến thời nhà Thanh kỹ nghệ thủ công dân gian đã đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật và văn hóa tâm linh. Dần theo thời gian, những kỹ nghệ thủ công này trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong Hoàng triều. Vẻ đẹp của những tác phẩm kỹ nghệ thủ công ngày mang cả giá trị lịch sử lẫn giá trị văn hóa thiêng liêng của người Trung Quốc; và giá trị nghệ thuật đỉnh cao được các nhà sưu tầm không tiếc lời khen ngợi.

Theo giới khảo cổ học, nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu đá quý, đây được coi là những cổ vật thượng hảo hạng, được xếp vào danh sách cổ vật quốc giá của Trung Quốc; bởi nguồn gốc lịch sử oai hùng gắn liền với sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến Trung Quốc; lột tả những tinh hoa văn hóa và nghệ thuật tinh sảo của các nghệ nhân lành nghề.

Nguồn Gốc Lịch Sử Của Ngọc Bội Chạm Khắc

Có thể nói, ngọc bội chạm khắc đã hình thành và phát triển được khoảng 5000 năm lịch sử. Hình thái sơ khai nhất của những mảnh ngọc bội chạm khắc chính là những chiếc vòng hình bán nguyệt, ngọc thạch, đồ dùng – trang sức bằng ngọc. Đây là thời gian mơi chớm cho sự phát triển đỉnh cao của ngọc bội chạm khắc sau này.

Ngọc Bội Chạm Khắc Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Dụng
Ngọc Bội Chạm Khắc Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Dụng

Tại một ngọn núi cổ cách thành phố An Sơn Hải về phía đông nam 45 km, người ta phát hiện ra khu vực chứa đầy những phiến ngọc thạch thô dùng để chế tác các đồ thủ công mỹ nghệ, vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Theo tính toán của các nhà khảo cổ, khu vực này đã được khai thác cách đây 12000 năm. Điều này chứng tỏ, người cổ đại đã nhận biết và có thể khai thác ngọc thạch từ rất sớm; sử dụng ngọc thạch như một vật liệu chế tác đồ dùng, trang sức và vũ khí. Đối với những ngọc thạch có màu sắc tươi tắn, hấp dẫn cùng với chất lượng vật liệu bền chắc, dẻo dai đã được chế tác thành những vật dụng – trang sức tinh sảo sử dụng trong cung đình.

Chạm khắc ngọc bội là một kỹ thuật độc đáo của Trung Hoa, có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thời đại khác nhau, có những đặc điểm, hình dạng khác nhau qua từng thời kỳ.

Kỹ nghệ thủ công chạm khắc ngọc bội đã xuất hiện từ rất lâu; phát triển hưng thịnh nhất vào thời nhà Thanh – thời vua Càn Long ngự trị. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngọc bội chạm khắc ngày càng trở nên tinh tế, đạt đẳng cấp thượng hảo hạng.

Các Trường Phái Chạm Khắc Ngọc Bội

Công nghệ chạm khắc ngọc bội của Trung Quốc đương đại, được phân ra làm hai phái nam bắc: phía bắc có trường phái Bắc Kinh, bao gồm các tỉnh phía Bắc như Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Hà Nam, Tân Cương…; phía nam được chia dọc theo sông Trường Giang, gồm có Thượng Hải, Tô Châu, Dương Châu, ngoài ra còn có Quảng Đông và Phúc Kiến. Đặc biệt là Thượng Hải đã từng lấy công nghệ chạm khắc ngọc bội là ngành nghề thủ công thế mạnh chủ chốt.

Các Chủng Loại Ngọc Thạch

Hầu hết các loại ngọc thạch được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là thuộc về nhuyễn ngọc (nephrite). Nhuyễn ngọc có rất nhiều loại, những chế phẩm từ Tân Cương thường dùng như dương chi bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc vàng, ngọc tím, ngọc đen, ngọc thạch anh, thanh ngọc, hồng ngọc, ngọc trong hang động phía Đông Bắc v.v. Đặc biệt là dương chỉ bạch ngọc có tính chất nhẵn nhụi, sáng bóng, trắng noãn như mỡ dê, được gọi là vua của nhuyễn ngọc hay “bạch ngọc chi quan”. Ngoài ra còn có các loại ngọc như Nam Dương ngọc, lam điền ngọc, hòa điền ngọc, mã não, thủy tinh, san hô, lục tùng thạch, thanh kim thạch v.v. đều thuộc về nhuyễn ngọc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét