Để luận bàn, câu hỏi trên vừa đúng lại vừa không đúng!
Xưa nay, đúng là chỉ có hoàng tộc, gia đình trâm anh thế phiệt mới có duyên được sở hữu vật phẩm quý giá đó. Nhưng có một câu nói rất hay: “Viên ngọc gặp người hữu duyên, ngọc là có linh tính, nó sẽ chọn những người tương quan với nó. Khi người hữu duyên gặp được viên ngọc, nhất định phải mang nó về, nó không chừng chính là người bảo hộ của bạn.” Vậy là, ta cũng cần có duyên mới có thể gặp gỡ và ở bên nhau.
Về ngọc, vốn là tên gọi của một loại đá quý đa khoáng bao gồm hai dòng ngọc cẩm thạch jadeite jade và ngọc bích nephrite. Thế nhưng, ở Việt Nam, người ta lại cứ mặc nhiên cho rằng ngọc là cẩm thạch jadeite jade. Quan niệm đó vô cùng sai lầm và người mơ hồ dễ bị rơi vào vòng xoáy mang tên ngọc cẩm thạch jadeite jade của chính những người bán.
Từ cổ chí kim, ngọc cẩm thạch là loại đá quý rất được ưa chuộng nhất trong nền văn hóa phương Đông. Nói chính xác, văn hóa ngọc phương đông được bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Quốc và cho đến nay vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều. Người xưa thường dung ngọc cẩm thạch làm vật tế thần linh, vật phẩm phong thủy hộ mạng, đồ trang sức và được giữ gìn như báu vật.
Cẩm thạch Jadeite jade là loại đá quý đa khoáng có cấu tạo đa tinh (nhiều tinh thể ghép lại) nằm trong nhóm khoáng vật pyroxen. Chúng có độ cứng không cao ( khoảng 6.5) nhưng lại có độ dai chắc tuyệt vời bởi cấu trúc sợi đặc biệt. Điều đó làm cho ngọc cẩm thạch trở nên khá bền vững về mặt cơ học và có thể chế tác thành nhiều hình dáng khác nhau. Như đã nói ở trên, trong giới ngọc thì có ngọc cẩm thạch và ngọc bích. Trong đó ngọc cẩm thạch jadeite jade được sử dụng nhiều hơn và giá trị cao hơn ngọc bích nephrite. Ngọc cẩm thạch thô thường được tìm thấy với kích thước lớn nên chúng thường được dùng để chế tác vòng đeo tay ngọc cẩm thạch, nhẫn ngọc cẩm thạch, mặt ngọc cẩm thạch là chính.
Được hình thành ở sâu trong lòng đất và chịu tác động của quá trình kiến tạo lục địa liên tực từ vài chục nghìn năm đến vài triệu năm, ngọc cẩm thạch hấp thu được vô vàng khoáng chất vi lượng. Ngoài ra, ngọc cẩm thạch cũng hấp dẫn tinh hoa nhật nguyệt tinh thần của vũ trụ và hình thành những tính chất vô cùng đặc biệt: phản ứng với từng chủ nhân, lên nước, hấp thu tinh túy làm thay đổi tính chất và năng lượng… mà không có loại đá quý nào sánh được.
Cho nên mới nói là ngọc dưỡng người, cũng lại là người dưỡng ngọc. Người đeo ngọc lâu ngày, khí trường được ngọc tác động, trở nên sáng lạn như ngọc, vận tốt tự nhiên đến thân.
Trong phong thủy, ngọc cẩm thạch được xem là vật phẩm phong thủy chứa nhiều năng lượng tích cực, dưỡng sinh, dưỡng thần, tăng vượng khí tích cực. Vì đã hấp thu được tinh hoa tốt lành của trời đất nên những thứ xấu xa vô hình rất sợ. Xưa kia với các bậc đế vương, phi tần đều xem ngọc cẩm thạch là pháp bảo hộ thân, vừa để chứng tỏ địa vị, vừa có nhiều ý nghĩa tốt lành và may mắn là vì vậy.
Trong các nhà có điều kiện, người làm chính sự, thương nhân, trẻ con học hành hay được cho đeo khánh ngọc, dây chuyền hoặc mũ gắn ngọc, vừa mang ý nghĩa sức khỏe vừa có ý nghĩa thuận lợi học hành thông suốt, làm gì cũng thêm phần thuận lợi, kinh doanh suôn sẻ. Người đi ra đường hay mang ngọc vài ba miếng va chạm vào nhau để phát tiếng động, đi đường bớt sợ hãi, mong cầu may mắn về theo.
Việc dùng ngọc cẩm thạch trong đời sống không chỉ là lời truyền miệng nhân gian. Trong cuốn “Bản thảo cương mục”ghi chép lại, thần y Lý Thời Trân (Nhà Minh) cho rằng: Ngọc gối ở đầu, giúp cho đầu óc được minh mẫn, thanh tỉnh, và đặc biệt giúp chủ nhân có một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, ngọc cẩm thạch còn là lễ vật cao quý dành tặng cho những bậc anh quân, người đức cao vong trọng, người yêu quý của chính mình. Điều này thể hiện sự trân quý của người tặng dành cho người được tặng và cũng giúp thắt chặt sợi dây gắn kết tình cảm giữa người với người.
Bởi thế người xưa có câu:
“ Gia hữu ngọc tất hưng
Nhân hữu ngọc tất thanh “
Có nghĩa: Trong nhà có ngọc tất hưng thịnh, người sở hữu ngọc tất thanh cao là vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét