Ngọc cẩm thạch càng cao, càng ít tạp chất bởi kết cấu hạt siêu mịn tạo nên độ trong suốt như thủy tinh chủng, băng chủng. Đó là những vật phẩm vô giá, hữu duyên mới có thể thỉnh cầu được. Vậy, vì sao ngọc cẩm thạch lại có giá trị cao như vậy, hẳn đó là thắc mắc của rất nhiều người chơi ngọc cẩm thạch. Bạn biết không, hai yếu tố hàng đầu khiến ngọc có mức giá “trên trời” đó chính là chất và màu ngọc cẩm thạch.
Chất Ngọc Cẩm Thạch Là Gì?
Đó là sự tinh mịn của các hạt trong kết cấu ngọc cẩm thạch. Do cấu trúc tinh thể siêu vi hạt của ngọc cẩm thạch tạo nên sự dẻo dai đặc biệt; sự đồng đều của các hạt. Kết cấu càng tốt, độ trong suốt của ngọc cẩm thạch càng cao. Bởi vì, ở các mỏ đá già, dưới áp lực và nhiệt độ, độ rỗng của ngọc cẩm thạch giảm, các siêu hạt bị ép chặt hơn và giảm kích thước đáng kể, xuất hiện vân ngọc, mịn và đa dạng hơn. Đối với những mỏ đá mới, có thể một vài miếng ngọc cẩm thạch trong hơn, da ngọc cẩm thạch bóng lộng lẫy, nhưng ẩn sâu bên trong là những điểm đục lợn cợn và nhẹ hơn. Ngược lại, khi kết cấu trở nên mịn và đặc hơn, phản ứng truyền thấu ánh sáng sẽ giảm. Nhưng ta vẫn cảm nhận được sự lóng lánh nước hiện hữu từ trên bề mặt đến cấu trúc bên trong của ngọc cẩm thạch, trơn trượt hơn và nặng hơn. Sự đều màu sẽ góp phần cho ta thấy không có tạp chất bên trong thịt ngọc. Và cho một độ thẩm mỹ hài hòa mang đậm sự tinh khiết. Với các quan điểm về màu sắc tam tài, tứ phúc gồm ba bốn năm màu trong một khối ngọc thì các khối màu phải có kích cỡ bằng nhau, nhất định phải là màu tươi và màu trắng chỉ là màu nền không được tính là một màu. Trong hai yếu tố đều thịt và đều màu thường ít được các người bán để ý và tăng giá, đa phần họ chỉ chú trọng vào độ trong và màu xanh lý để làm giá thôi. Nên bạn tha hồ săn được những món ngọc cẩm thạch tốt, có hồn, sức sống, chơi lâu không biết chán, dễ chiếm cảm tình và pass lại dễ dàng. Dù nói ra như vậy sẽ khiến các cửa hàng suy nghĩ lại và tăng giá lên nhưng biển học vô bờ em lại tìm ra trò khác. Một là chất ngọc cẩm thạch. Đây là phẩm chất thể hiện từ khi còn thô sơ. Nếu nó thô cứng nhưng mịn màng, đó là phẩm “kiểu chẩn tế nhị”, nghĩa là tinh tế mà rắn rỏi. Nếu nó thể hiện màu sáng mát dịu, đó là phẩm “ôn nhuận nhi trạch”, nghĩa là ôn hòa thuần khiết. Nếu nó ít tạp chất, trong trẻo, ôn hòa, được gọi là phẩm “vô hà” nghĩa là không khuyết điểm, thể hiện sự thuần khiết, khiến người mê ngọc cẩm thạch không thể rời tay. Hai là tính ngọc cẩm thạch. Ngọc cẩm thạch tính là những thuộc tính vật lý cố hữu của khoáng thạch khiến nó có giá trị sử dụng cao. Đầu tiên là độ bền vì tính chất hóa học ổn định, không dễ bị ăn mòn và tác động của axit hay kiềm (vốn có trong mồ hôi người). Ngọc cẩm thạch lại có độ cứng, nhưng lại có sự mềm dẻo, không dễ vỡ vụn nên được dùng cho điêu khắc, thể hiện được nhiều ý tưởng của nghệ nhân. Ngọc cẩm thạch lại dẫn nhiệt kém, nên tác động tích cực đến người sở hữu: cảm giác thấy mùa đông đeo vào thì ấm áp, mùa hè đeo vào thì mát mẻ là vậy. Ngoài ra, yếu tố quyết định, chính là đặc tính bán trong suốt ngay từ dạng thô sơ, nên có vẻ đẹp huyền diệu. Ba là sắc ngọc cẩm thạch. Đây là biểu hiện trực quan nhất của ngọc cẩm thạch, vì bản chất khoáng thạch có nhiều màu sắc, đa dạng, phong phú, lung linh, quyến rũ. Ứng với từng chế tác, mỗi màu sắc có một tên gọi riêng, với ý nghĩa riêng, và cách sử dụng cũng rất khác, ví dụ như: “Hoàng như chưng li, bạch như tiệt chi, hắc như thuần tất”… (Vàng thì như hạt dẻ, trắng thì phải trong như mỡ, đen thì phải đậm như sơn đặc). Ngoài ra còn có các cách ví von khác dựa vào màu sắc mà thành tên gọi của ngọc như màu vỏ quả lê, màu phỉ thúy, màu da hổ… Bốn là âm ngọc cẩm thạch. Ngọc cẩm thạch ở dạng thô, khi va chạm tạo ra những âm thanh đặc trưng thanh thoát, nên buổi sơ kì, thời kì dùng ngọc làm vật phẩm tế thần (thời đại Thần Ngọc) thì các nhạc cụ được chế tác bằng ngọc, có câu “Ngọc chấn kim thanh” là lời bình cao nhất về âm ngọc, nghĩa là tiếng trong trẻo và sáng như ánh mặt trời, hay âm đó quý như vàng vậy.Loại Đá Quý Nào Được Cho Là Ngọc Cẩm Thạch?
Do tiêu chuẩn về Ngọc cẩm thạch của các thời đại khác nhau, dẫn đến phạm vi chủng loại của Ngọc cẩm thạch cũng không thống nhất. Hệ quả của nó là sự lạm dụng danh xưng ngọc cẩm thạch áp cho nhiều loại đá quý lẫn bán quý ngày nay, mục đích cốt yếu vẫn là tăng giá bán. Tuy nhiên, hệ thống đối chiếu với ngành khoáng chất và ngọc học (gemology) tây phương, hiện có 2 loại đá, từ truyền thống được gọi là “Ngọc” cho đến ngày nay. Chúng tội gọi đó là “Ngọc cổ”, hay “Ngọc truyền thống” để phân biệt với các “Tân Ngọc”, hay Tây Ngọc, vốn phổ biến sử dụng hơn trong văn hóa phương Tây, nhưng ngày nay do quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, khi dịch tên khoa học trở thành tên gọi dân gian, cũng đã trở thành Ngọc. Ngọc cổ Trung Hoa, có bốn loại, xưng tứ đại danh Ngọc, đó là: Ngọc Hòa Điền, Ngọc Tụ Nham, Ngọc Độc Sơn và đá Lục Tùng. Sau này, có thêm Phỉ Thúy, nhưng Tứ đại danh ngọc bây giờ, chỉ còn Hòa Điền là phổ biến, các loại kia ngày một hiếm gặp nên không còn chế tác mới. Một số loại đá khác, như Khổng Tước (Malachite), đá Mã Não (Agate), Hổ Phách (amber)… cũng được gọi là Ngọc. Ngày nay, ngọc cổ Trung Hoa, thì Ngọc Hòa Điền được cho là tốt nhất. Hòa Điền là một huyện, thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, chủ yếu là khoáng chất amphibol và nerphrite, độ cúng 6 – 6.5 trên thang Mohs. Ngọc Hòa Điền có nhiều màu sắc đa dạng phong phú, trong đó quý nhất là Bạch Ngọc. Phẩm Bạch Ngọc tốt nhất, được gọi là “dương chi bạch ngọc”, nghĩa là màu trắng như mỡ dê, lại trong suốt, láng bóng, sáng mịn. Tuy nhiên số lượng ít, nên giá thành rất cao. Dù vậy, đây là cực phẩm được quý tộc Trung Hoa ưa chuộng trong suốt lịch sử Ngọc khí cho tới ngày nay. Dưới phẩm Bạch Ngọc, còn có các phẩm khác theo màu như Hoàng Ngọc (màu vàng), Thanh Ngọc (xanh da trời), Bích Ngọc (xanh lá cây), Mặc ngọc (đen như mực)… Phổ biến hơn, và bị lạm dụng tên gọi nhiều hơn, có Ngọc Phỉ Thúy, thuộc nhóm đá pyroxen, thành phần chủ yếu có Si, Na, Al…Không Phải Loại Đá Quý Nào Cũng Là Ngọc Cẩm Thạch
Đúng vậy, không phải loại đá nào cũng gọi là ngọc cẩm thạch. Mà chỉ những loại đá hội đủ tiêu chuẩn nhất định, mới được gọi là Ngọc cẩm thạch: “Thạch chi mỹ, hữu ngũ đức giả – 石之美有五德者”. Nghĩa là, đá gọi là đẹp, phải có 5 phẩm chất tốt, 5 phẩm chất này cũng đồng thời được ví như 5 phẩm chất đạo đức của người Quân-tử trong văn hóa phương Đông. Ngũ phẩm của ngọc cẩm thạch đó là: ánh sáng óng ánh tươi đẹp vui mắt, trong ngoài như một, âm thanh trong trẻo thanh thoát, tư chất rắn rỏi, trong nhu có cương. Như vậy, ngọc cẩm thạch chính là một cách nói khác của ngọc , nó có nghĩa đầu tiên là “đá đẹp” (cẩm là đẹp, thạch là đá). Tuy nhiên, đại chúng lại sử dụng ngọc cẩm thạch (viết hoa) để chỉ một dòng đá quý, có tên khoa học là cẩm thạch Jadeite. Cách gọi này không chính xác, vì cẩm thạch Jadeite nói chung, không phải cái nào cũng được gọi là Ngọc cẩm thạch. Cho nên, có nhiều loại đá quý khác, với những tiêu chuẩn thẩm mĩ nhất định và độ quý hiếm, khi gọi tên dân gian, cũng được gọi là Ngọc, như Sapphire là Lam Ngọc, Ruby là Hồng Ngọc, Emerald là Lục Bảo Ngọc, Nerphrite là Ngọc Bích, Tourmaline là Bích Tỷ Ngọc. Thế thì, cùng một loại khoáng chất, về mặt cấu trúc vật lý là như nhau, nhưng những khu vực nào có đủ phẩm chất và vẻ đẹp, mới được gọi là Ngọc cẩm thạch, còn lại chỉ là Thạch, tức là đá vậy. Ngọc, ở dạng thô, cũng chỉ là một dạng đá tự nhiên, tuy đẹp, nhưng chỉ khi được chế tác, mới phô bày hết vẻ đẹp thực sự. Trở thành Ngọc khí, nó thể hiện tính nhân văn sâu sắc, trở thành các biểu tượng văn hóa, chứa đựng tâm thức con người. Điều này đi vào văn hóa với “Tam Tự Kinh”: Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lí. Ngọc không được mài dũa thì chẳng khác nào gạch vụn (Đường Thái Tông), cũng như con người nếu không được học, thì không biết lý lẽ.Thông Tin Liên Hệ Mua Hàng
Showroom GMT JADEĐịa chỉ: Số 225 Đề thám, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí MinhHotline: 09.023.13.802 (iMess, Zalo, Messenger, Viber, Whatsapp)Website: www.gmtjade.comEmail: congtygmtjade@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét