Chạm khắc ngọc cẩm thạch và ngọc bích là một trong những loại hình điêu khắc trên ngọc cổ xưa nhất. Kỹ thuật này chủ yếu bao gồm các bước sau: chọn vật liệu (ngọc cẩm thạch thô), róc lớp ngoài, thiết kế, chạm khắc thô, chạm khắc chi tiết, sửa chữa và đánh bóng.
1. Lựa Chọn Vật Liệu, Róc Lớp Ngoài Cùng
Trong hầu hết các trường hợp, người thợ thủ công sẽ căn cứ theo hình dáng của khối ngọc cẩm thạch thô nguyên bản ban đầu mà thiết kế, gọi là “nhân tài thi nghệ“. Nhưng khối ngọc cẩm thạch thô nguyên bản ban đầu thường có một lớp oxit trên bề mặt, ngoài ra còn có các vết nứt hay những đường vân, nên cũng cần xem xét lựa chọn để có được phương án tốt nhất. Dĩ nhiên, ngọc cẩm thạch và ngọc bích cũng có một lớp vỏ quý, nên không thể tùy ý lột bỏ; màu sắc bên ngoài của nó cũng có thể rất đẹp; nên việc loại bỏ lớp ngoài cùng cũng cần phải được tiến hành theo các cách khác nhau, đảm bảo tận dụng được mọi ưu thế có sẵn của khối ngọc cẩm thạch thô.2. Thiết Kế
Các nhà thiết kế thường thường dựa vào màu sắc của khối ngọc cẩm thạch thô, mức độ của kết cấu các rãnh trên khối ngọc thô, đường vân và hình dáng để chạm khắc đối tượng, chọn lựa đề tài thích hợp theo đặc điểm của khối ngọc thô. Cần chú ý nhất là việc tận dụng tối đa khối ngọc vì đây là một vật liệu rất quý giá, sao cho vừa có thể sử dụng được màu sắc tốt nhất vừa loại bỏ được những vết nứt trên khối ngọc.3. Chạm Khắc Thô
Món đồ bằng ngọc có tốt hay không quan trọng là bước chạm khắc thô, đây được gọi là tạo phôi cho sản phẩm chính. Dựa theo thiết kế yêu cầu mà chạm khắc khối ngọc cẩm thạch thô theo một hình dáng cơ bản. Đây là bước cơ sở cho sự thành công của toàn bộ quá trình chạm khắc ngọc, một khi khối ngọc đã được chạm khắc mài giũa xong, rất khó có thể quay lại bước đầu, có thể nói là như “gương vỡ khó lành”.4. Chạm Khắc Chi Tiết Và Sửa Chữa
Chạm khắc chi tiết gồm sự mài giũa một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Sau khi khối ngọc được trải qua công đoạn chạm khắc thô, những đường rãnh được đánh dấu trên khối ngọc sẽ được chạm khắc tinh để hoàn thành món đồ bằng ngọc cẩm thạch như mặt phật cẩm thạch, mặt rồng ngọc cẩm thạch, hồ ly cẩm thạch, đồng điếu ngọc cẩm thạch… Mục đích của chạm khắc chi tiết là để tiếp tục đưa hình dáng của khối ngọc cẩm thạch thô tiến một bước tinh tế trong việc định hình, thể hiện chính xác và tinh tế người, vật, non nước, chim muông, thú vật.5. Đánh Bóng
Đánh bóng sản phẩm ngọc cẩm thạch cũng là một bước vô cùng quan trọng, không thể bị thay thể trong quá trình chạm khắc ngọc. Bất kể là người có tay nghề cao đến đâu, khi chạm khắc cũng không thể khiến khối ngọc từ đầu đến cuối đều không có chút sần sùi, chỉ có việc đánh bóng mới khiến cho khối ngọc thể hiện ra sự long lanh trong suốt xinh đẹp, mới có thể khiến cho sản phẩm từ ngọc cẩm thạch có khí chất cao quý, có thể thể hiện ra giá trị đích thực của vật liệu cao cấp này.6. Chỉnh Sửa Lại, Khắc Chữ Và Ký Tên
Việc chỉnh sửa lại trong bước cuối cùng tưởng rằng không cần thiết, nhưng đôi khi nó lại phát hiện được một số khiếm khuyết trong quá trình thiết kế, cần được đánh bóng hay tu bổ lại. Ngoài ra, người sáng tạo thiết kế cần khắc chữ ký tên mình lên tác phẩm sau khi hoàn thành.Chạm khắc ngọc cẩm thạch hoàng gia
Trong triều nhà Thanh, một số lượng lớn các bậc thầy thủ công chạm khắc ngọc từ Nam phái đến Bắc Kinh, hình thành một sự kết hợp giữa hai phái, khiến cho việc chế tạo các sản phẩm từ ngọc thạch trở nên xinh đẹp, mỹ lệ đến không tưởng. Bất luận là từ quy trình chế tạo, hình dáng sản phẩm hay ý tưởng thiết kế, việc kết hợp này đều thể hiện ra một phong cách và văn hóa hoàng gia độc đáo. Họ hấp thu tinh hoa nghề thủ công dân gian từ nhiều vùng khác nhau, tạo nên mới đỉnh cao mới trong nghề thủ công Trung Hoa truyền thống, cũng dần dần hình thành nghệ thuật đặc sắc trong cung đình. Công nghệ chạm khắc ngọc cẩm thạch ở Bắc Kinh trên thực tế chính là công nghệ của cung đình, khởi đầu từ Tây An sau đó dời đến Bắc Kinh. Công nghệ này đến đời Minh rất cường thịnh, lấy chủ đề trong cung đình làm chủ, sang trọng hoa lệ, trong sự giản lược lộ ra vẻ chững chạc, trong sự hùng hậu thể hiện ra khí phách hoàng tộc, trong thần thái toát ra truyền thống quốc học tương hỗ kế thừa. Có câu nói “Ngọc bất trác, bất thành khí” (Ngọc không được mài giũa, không thành được khí cụ), những hình dáng độc đáo, phong cách tinh tế, đó là tất cả về ngọc cẩm thạch và ngọc bích sau khi trải qua nhiều quá trình chế tác. Các bậc thầy chạm khắc ngọc trong quá khứ đều được truyền thừa câu nói trên và coi chúng như một đạo lý. Điều này cho ta thấy lịch sử lâu đời của ngành thủ công này ở Trung Hoa, vang danh thế giới, lưu giữ văn hóa ngọc bội trường tồn.Thông Tin Liên Hệ Mua Hàng
Showroom GMT JADEĐịa chỉ: Số 225 Đề thám, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí MinhHotline: 09.023.13.802 (iMess, Zalo, Messenger, Viber, Whatsapp)Website: www.gmtjade.comEmail: congtygmtjade@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét